Chào các bạn mình là Quỳnh Nguyễn xin chia sẻ tới các bạn cách đăng ký và cài đặt vps google cloud đơn giản và nhanh bằng video cho những ai chưa biết ạ.
Sau khi làm các bước đăng ký trong Google Cloud, màn hình sẽ hiện lên hình ảnh như bên dưới, bạn chọn “GO TO CONSOLE” để vào phần quản lý của google cloud.
Tiếp theo bạn tìm đến mục “Computer Engine” chọn “VM instances” để vào phần máy chủ ảo VPS.
Chúng ta chọn “CREATE INSTANCE” để thêm 1 VPS mới. Sau đó nó sẽ ra bảng ở như bên dưới
1.Tên của VPS mà bạn muốn tạo, lưu ý là phải viết liền và không được có dấu. Tên này chỉ có ý nghĩa quản lý trên Google Cloud nên bạn có thể tự đặt theo ý thích.
2.Zone là vị trí đặt máy chủ VPS của bạn, ta nên chọn vị trí là Đông Nam Á “asia-east1-a”.
3.Chọn cấu hình của VPS: bạn muốn thay đổi cấu hình đề xuất thì chọn mục “Custonmize”, lưu ý là nếu ta chọn cấu hình càng cao thì chi phí hàng tháng sẽ càng lớn và bạn sẽ nhanh hết 300$ hơn.
4.Chọn hệ điều hành phù hợp cho VPS: Mình khuyến nghị chọn “CoretOS 7” để phù hợp với các cài đặt bên dưới, còn nếu bạn đã hiểu biết thì chọn loại nào là tùy bạn, chọn “Change” để thay đổi hệ điều hành ,Các bạn chọn loại ổ cứng là SSD và dung lượng 10G nhé (10G là giới hạn free của Google Cloud, trên 10 sẽ tăng tiền)
5.Đây là chi phí mỗi tháng phải trả cho VPS của Google Cloud với cấu hình đã chọn, sau khi hết 300$ free hoặc hết 365 ngày sử dụng thì phải tiếp tục gia hạn, tùy vào điều kiện nào đến trước, vậy nên bạn cân nhắc lựa chọn cấu hình phù hợp với chi phí hiện có để tối ưu hóa sử dụng nha (chia ra khoảng 25$/tháng là ok).
6.Phần này cứ để mặc định
7.Tiếp theo là chọn thích hợp với giao thức HTTP và HTTPS.
Để vừa đủ 300$ cho 1 năm các bạn nên chọn cấu hình VPS: 1 vCPU – 2G memory – SSD – 20G là đẹp (giá 24,9$/tháng). Cuối cùng khi đã xác định và lựa chọn hết tất cả các thiết lập cơ bản của 1 VPS rồi thì ta chọn “Create” để bắt đầu tạo, qua trình sẽ mất tầm 1p.
Ở đây mình sẽ cài đặt VPS trên Google Cloud để quản lý VPS bằng phầm mềm VPSSIM
Ta chọn “Open in browser window” để thiết lập, ở đây sẽ mở 1 cửa sổ mới.
Đầu tiên ta thay đổi mật khẩu root của VPS, với lệnh “sudo passwd root” rồi enter, hệ thống sẽ thông báo nhập mật khẩu mới và enter để xác nhận mật khẩu lại.
Tiếp theo chúng ta cài đặt nano để chỉnh sửa 1 số thứ khác trong VPS. Gõ lệnh “sudo yum install nano -y” rồi enter, hệ thống sẽ tự cài đặt nano, chúng ta chỉ chờ đợi mà thôi, quá trình mất tầm 1p. cài đặt xong sẽ hiện lên chữ “Complete” là ok.
Sau khi cài nano xong ta gõ lệnh “sudo nano /etc/ssh/sshd_config” rồi enter để chỉnh sửa thông số trong tập tin sshd_config.
Sau đó chúng ta di chuyển mũi tên lên xuống Chỉnh sửa hai dòng:
- PermitRootLogin no thành PermitRootLogin yes
- PasswordAuthentication no thành PasswordAuthentication yes
- Nhấn tổ hợp phím Ctrl + O rồi enter để lưu.
- Nhấn tổ hợp phím Ctrl + X để đóng cửa sổ chỉnh sửa.
Cuối cùng chúng ta gõ lệnh “reboot” để khởi động lại VPS, hoặc tắt hản trình duyệt đi mở lại ta nhập lại mật khẩu root đã đổi bên trên để xác nhận khởi động lại VPS.
Ta tiếp tục chọn “Reconnect” để hoàn tất quá trình khởi động VPS.
Bước này chúng ta mở xem ip đã chạy được chưa bằng cách sử dụng phần mềm hỗ trợ. ở đây mình sử dụng putty.
Bước tiếp theo mình cài đặt và quản lý VPS google cloud bằng VPSSIM thì các bạn tìm hiểu tại link bên dưới vì mình sẽ bỏ qua bước cài trên vpssim:
https://hostingaz.vn/3364-huong-dan-cai-dat-vpssim-tren-vps-centos-6-7-64-bit.html
Tiếp theo mình xin hưỡng dẫn các bạn tạo “port kết nối”
Vì khi các bạn đã tạo được VPS, cài được vpssim rồi thì lúc này các bạn truy cập quản lý phpmyadmin mà không vào được mặc dù đã gõ đúng tên của port mình đã cài. Thì đây không phải do các bạn cài đặt bị lỗi gì mà do Google Cloud bảo mật quá cao, họ chỉ cho phép ta truy cập cổng 80 và cổng 443 mà thôi còn các cổng khác mặc định sẽ bị tường lửa sẽ chặn lại.
Đầu tiên bạn đăng nhập vào google cloud và tìm đến mục “VPC netword” chọn “Firewall rules”.
Chọn “Create a firewall rule” để thêm một port mà tưởng lửa cho phép.
Nhập tên của trường mà bạn muốn tường lửa bỏ qua (tên này bạn tự chọn để dễ quản lý), lưu ý là phải viết liền và không có dấu, các phần còn lại để mặc định.
- Mục Targets: chọn dòng all instances in the network
- Ở phần “Source IP ranges” ta ghi: “0.0.0.0/0“
- Phần “Protocols and ports” có 2 lựa chọn:
- Allow all : có nghĩa là tất cả các port đều được cho phép và không bị tường lửa chặn. (cái này không khuyến nghị, vì dễ bị hack, nhưng bạn có thể chọn cái này cho đơn giản)
- Specified protocols and ports : nhập một hay nhiều port cần được tường lửa bỏ qua. ví dụ ta muốn tường lửa bỏ qua cổng 1900 thì ghi vào: “tcp:1900“
Xong chọn Create. Như vậy chúng ta đã hoàn tất rồi nhé. Chúc các bạn thành công