Homepage vẫn được coi là trang quan trọng nhất trong một website. Hãy cùng tìm hiểu các kỹ thuật và xem xét các khía cạnh cần thiết nhất trong việc tối ưu hóa local homepage ngay trong bài viết này để đảm bảo nó sẽ được duy trì ở trạng thái tốt nhất!
Tổng hợp các khía cạnh cần chú ý khi tối ưu hóa tìm kiếm Local Homepage
Nếu bạn còn đang thắc mắc rằng nếu một chuyên gia tư vấn local SEO chuyên nghiệp có ghé thăm trang web của bạn thì họ sẽ kiểm tra những gì trong trang chủ của bạn? Để giúp bạn tìm ra câu trả lời, chúng tôi xin được liệt kê danh sách 12 yếu tố cần phải được chú trọng đầu tiên và cũng là 12 yếu tố giúp bạn phân tích trang chủ một cách hiệu quả nhằm cải thiện thứ hạng trong Local SEO.
1. Redirect
Đôi khi bạn vào một trang web nào đó có tên miền cơ sở ví dụ như tenmien.com chẳng hạn, bạn sẽ thắc mắc khi nhìn thấy trang web đó chuyển hướng, đưa bạn đến một URL mới (ví dụ như: tenmien.com/wp/home/index.php). Điều này có thể xảy ra tùy thuộc vào việc người quản trị hệ thống, nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) hoặc người thiết kế trang web cấu hình website của bạn như thế nào.
Việc trang chủ chuyển hướng URL nói chung không đem lại những điều kiện lý tưởng cho quá trình SEO. Nnếu bạn muốn chuyển hướng thì cũng phải xem xét cách nó sẽ được thực hiện ra sao – bởi ngay đến cả các thương hiệu nổi tiếng cũng có thể hiểu và làm sai cách thức này, giống như ví dụ về Coke với Pepsi trong cuộc chiến chuyển hướng tên miền.
Nếu bạn nhất định phải chuyển hướng URL trang chủ, tôi dám cá bạn chỉ muốn chuyển lần này là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng mà thôi. Và việc chuyển hướng sẽ cần phải dùng đến một mã trạng thái server 301 để diễn ra được hiệu quả hơn.
Nếu trang chủ của bạn chuyển hướng, bạn sẽ cần phải đánh giá và quản lý thông qua một công cụ kiểm tra tiêu đề máy chủ – nếu URL chuyển hướng của bạn không được thông qua bằng một mã trạng thái 301, thì nó cần phải sửa lại. Hãy triển khai một cách cẩn thận bởi việc thay đổi mã trạng thái và chuyển hướng trang chủ là công việc rất phức tạp và rắc rối.
2. Đánh giá các nội dung hiển thị trên trang chủ
Các hình ảnh hay đồ họa hình ảnh có chứa văn bản có thể được mọi người nhìn thấy, nhưng các công cụ tìm kiếm có thể gặp khó khăn trong việc tiếp cận và xử lý thông tin. Chính vì vậy, bạn cần phải quan tâm tới vấn đề này nếu muốn cải thiện thứ hạng tốt trên kết quả tìm kiếm của trang chủ.
Việc xác định những đoạn text nào nên được hiển thị trên trang chủ là điều khá dễ dàng. Khi nhìn tổng thể vào một webpage, bấm CtrA + A hoặc click chọn Select All trên bàn phím máy tính. Paste vào một trang word hay google translate. Bạn sẽ lọc ra được những đoạn text có trong website của bạn và phân biệt đâu không phải là text.
Ngoài ra, bạn có thể xem các phiên bản lưu trữ của trang chủ trong Google và nhấp vào liên kết tới phiên bản Text-only.
Tối thiểu các trang web nên có các mục có chứa các đoạn text cơ bản sau đây để tối ưu hóa Local SEO:
- Tên thương hiệu/website
- Các thể loại hoặc loại hình kinh doanh mà người tiêu dùng sẽ tìm kiếm (ví dụ: “Hệ thống nước”)
- Tên của thành phố, và có thể là tên huyện nơi doanh nghiệp được tìm thấy
- Các địa chỉ đường, phố
- Số điện thoại
Để đạt hiệu quả tối đa, trang chủ nên có thêm một văn bản mô tả bổ sung cho từ khóa liên quan, nhưng ít nhất cũng phải đáp ứng được đầy đủ các thông tin đã nêu trên.
3. Đánh giá thẻ Title của website
Thẻ tiêu đề website của bạn có chứa tên doanh nghiệp, loại hình kinh doanh/thể loại hay tên địa điểm, tên thành phố mà bạn đang hoạt động hay chưa?
Thẻ title có thể nói là yếu tố SEO quan trọng và hiệu quả nhất trong trang web. Chính vì vậy, nếu muốn mọi người biết đến thương hiệu của bạn, bạn cần phải đặt nó phù hợp và trùng khớp với những gì mà người tiêu dùng muốn tìm kiếm.
Hai điều mà người tiêu dùng hay để ý khi họ muốn tìm hiểu website của bạn đó chính là tên thương hiệu và các loại hình/dịch vụ chính. Chính vì vậy mà 2 yếu tố này cần phải có trong thẻ title.
Giờ đây, có một sự khác biệt lớn giữa việc chọn lựa số lượng các từ khóa hay tên thương hiệu, tên loại hình kinh doang trong thẻ title, không giống như trước đây (và cả ngày nay nhưng hiếm trong một số trường hợp), việc đặt 3 từ khóa trở lên trong thẻ title của website có thể đem đến thứ hạng rất cao.
Trong hầu hết các trường hợp, tôi khuyên bạn chỉ nên sử dụng một từ khóa có thể mô tả tốt nhất, toàn diện nhất cho website của mình. Ví dụ thay vì liệt kê quá nhiều những loại hình nhỏ như váy, quần, áo…trên title, bạn có thể chỉ cần đặt là “thời trang phái nữ” chẳng hạn. Nhưng cũng không nên đặt quá chung chung là “thời trang”. Bạn nên nhắm vào một đối tượng nhất định để giúp người đọc tìm đến được dễ dàng hơn. (Các trang/phần khác trong website có thể được sử dụng để nhắm đến các từ khóa dài, từ khóa thay thế hoặc chủ đề và mục tiêu chi tiết hơn).
Bạn có thể kiểm tra lại thẻ title bằng cách nhìn vào phần mã nguồn của trang (view source code), sau đó tìm đoạn chữ giữa hai thẻ <title> và <title>.Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng công cụ như On-page Optimization Tool.
Nếu bạn cần thiết kế lại thẻ tiêu đề, bạn có thể xem xét sử dụng công cụ preview title tag của Moz tại đây:https://moz.com/blog/new-title-tag-guidelines-preview-tool
4. Kiểm tra thẻ Meta Description
Đoạn text trong thẻ Mô tả đặc biệt quan trọng – không phải nó trực tiếp ảnh hưởng đến thứ hạng tìm kiếm (thực tế nó cũng không ảnh hưởng), tuy nhiên, bởi vì nó hiển thị trên kết quả tìm kiếm, nên nó đóng vai trò thu hút khách hàng và khiến bạn trở nên nổi bật hơn so với các kết quả tìm kiếm khác có cùng một niche với bạn. Mặc dù thẻ Meta Description không hiển thị trong kết quả tìm kiếm địa phương, nhưng nó hiển thị trong các kết quả tìm kiếm thường.
Những dòng chữ này dù ngắn ngủi nhưng nó là đại diện cho hình ảnh của cả website và bao quát được nội dung, điểm mạnh, nét độc đáo của website bạn, nó làm website của bạn trở nên khác biệt so với các website khác chỉ qua vài dòng chữ. Chính vì vậy, đừng bỏ phí mà không đầu tư vào cho đoạn chữ trong thẻ này, chỉ khoảng 155 kí tự là tối đa, viết thật tóm tắt những thế mạnh của website. Không nên phí thời gian và khoảng trống để lặp đi lặp lại tên thương hiệu, bởi vì nó đã liện rõ mòn một trong thẻ Title rồi.
Bạn có thể nhìn lại thẻ MD trên kết quả tìm kiếm ra sao bằng cách nhìn vào mã nguồn trang, hoặc có thể sử dụng công cụ nhưWeb Developer Toolbar. Hoặc, công cụ tối ưu hóa snippets này sẽ có thể giúp ích cho bạn trong việc tùy chỉnh lại phần mô tả cho website.
5. Tối ưu hóa Logo của website
Tôi nghĩ rằng tối ưu hóa logo của website được coi là kỹ thuật SEO tàng hình vì rất nhiều các webmaster bỏ quên hoặc lơ là trong việc chăm chút vào logo của website. Ý tôi không muốn nói đến việc thiết kế đẹp mắt hay không, mà là hình ảnh của logo cần phải có một đoạn ALT text chuẩn xác.
Hình ảnh của logo trên trang chủ không cần phải có liên kết trở lại trang chủ. Jakob Nielsen, một chuyên gia SEO đã gọi việc đặt link trang chủ ở trong trang chủ là một trong “10 lỗi hay gặp nhất trong quá trình thiết kế website”. Thực tế, nói như vậy thì hơi quá, bản thân tôi cũng không coi đó là việc nghiêm trọng cho lắm (nhưng quả thực là việc đặt nhiều liên kết tới trang chủ trong chính trang chủ có thể gây khó chịu hoặc nhầm lẫn).
Rất nhiều webmaster sử dụng một bộ mã code tĩnh duy nhất cho thanh Navigation headers trong đó có bao gồm cả Logo; như vậy, nếu nó được liên kết thì nó còn có thể sử dụng như một yếu tố liên kết tiêu đề lại với nhau. Tên của file có thể mang tính miêu tả, và nếu như vậy bạn sẽ được hưởng lợi từ việc sử dụng Schema.org markups cho Logo để nhanh chóng tạo ra các thẻ giúp công cụ tìm kiếm dễ dàng hiểu được website hơn.
6. Kiểm tra Cấu trúc Dữ liệu Địa phương
Ttrước đây tôi đã từng viết một bài về lợi ích của việc sử dụng schema và các đánh dấu bản đồ cho SEO địa phương. Tên công ty, địa chỉ và số điện thoại nên được đánh dấu với các lược đồ kinh doanh / tổ chức địa phương (Google Maps).
Bạn nên kiểm tra lại Markup của website bằng cách sử dụng Google’s Structured Data Testing Tool và Thanh công cụ Operator Toolbar để check lỗi trong mã. Công cụ Google’s Structured Data Testing sẽ phản ánh một cảnh báo mà đáng nhẽ ra nó sẽ không xuất hiện. Ví dụ như: “Error: This information will not appear as a rich snippet in search results, because it seems to describe an organization. Google does not currently display organization information in rich snippets.”
Tạm dịch là: “Lỗi: Thông tin này sẽ không thể hiển thị trên kết quả tìm kiếm, bởi vì nó dường như đang mô tả một tổ chức. Google hiện không hiển thị thông tin của tổ chức trong rich snippets”.
Thông báo này nên được bỏ qua bởi, mặc dù hiện nay Google không hiển thị rich snippets dựa trên schema của tổ chức nhưng Google và các công cụ tìm kiếm khác vẫn có thể tận dụng thông tin đó.
7. Đơn giản hóa số điện thoại
Số điện thoại liên lạc nên được đặt ở nơi dễ nhìn và được nhấn mạnh để đảm bảo công cụ tìm kiếm có thể dịch được và xác nhận nó như một số điện thoại.
Bạn có thể tìm hiểu về những định dạng chuẩn theo khung Châu Âu như E.164 hay sử dụng những quy tắc chuẩn về dấu chấm, dấu cách, đóng mở ngoặc, dấu dạch ngang, hai chấm…. Ví dụ như: (123) 456-7890, 123-456-7890, 123.456.7890
8. Thử kiểm tra website của bạn trên các thiết bị di động
Thử kiểm tra xem liệu website của bạn có tương thích và thân thiện với tất cả các loại thiết bị di động hay không. Nếu vẫn chưa tối ưu hóa được thiết bị di động, hãy thử tìm hiểu và làm quen với Google’s Webmaster Guidelines trong việc tối ưu hóa website trên các thiết bị di động và tùy chỉnh để website có thể dễ dàng tương thích với những dòng điện thoại nhất định.
Việc thiết kế giao diện cho Mobile đang ngày càng ảnh hưởng đến thứ hạng trên kết quả tìm kiếm và Google khẳng định rằng nó có thể ảnh hưởng xấu đến thứ hạng trong kết quả tìm kiếm trên điện thoại nếu website đó không tối ưu hóa nó.
Để kiểm tra website phiên bản Mobile, bạn có thể sử dụng công cụ Mobile Validation Tool được cung cấp bởi Mobile Moxie.
9. Liên kết nội bộ trong thanh Navigation có thuận lợi cho việc thu thập thông tin của Google Spider?
Trang chủ là trang dễ dàng xếp hạng nhất bởi vì nó chứa hầu hết các liên kết đến tất cả các trang có trong website. Nó như cánh cửa để độc giả cũng như Spiders có thể tìm kiếm và thu thập thông tin một cách có tổ chức nhất. Và để Googlebot có thể thu thập được tất cả các nội dung của bạn, trang chủ phải chứa tất cả các liên kết nội bộ theo một mạng lưới phù hợp, bao quát nhất, đặc biệt là ngay trên đầu của website homepage.
Thiết kế khung website theo quy tắc chuẩn có thể giúp cho công cụ tìm kiếm tự động thu thập thông tin được nhanh chóng và chính xác hơn, chính vì vậy mà các tính năng điều hướng như sidebar, navigation, toolbar là những lựa chọn hàng đầu.
Bạn cũng nên lưu ý, liên kết tới các trang khác hoặc tới các phần nội dung chính cần dễ dàng cho việc dò tìm thông tin của GoogleBot. Đôi khi, người thiết kế website sử dụng scripts hoặc Flash để tạo ra các dropdown hay pull-down menu cho thanh navigation chính, bạn cũng có thể sử dụng combo HTML/CSS bình thường. Nên nhớ kiểm tra lại xem thanh đã hoạt động ổn hay chưa.
10. Tối ưu hóa các hình ảnh trong trang chủ
Tôi đã nhắc đến hình ảnh trong phần đầu của bài viết, nó không chỉ bao gồm các hình ảnh đặc trưng mà còn bao gồm tất cả các hình ảnh phụ khác có trong homepage. Bạn cũng nên chú tâm đến từng phần vì mỗi hình ảnh cũng ảnh hưởng ít nhiều đến thứ hạng website của bạn nếu được tối ưu hóa đúng cách.
Cách tốt nhất để tối ưu hóa hình ảnh đó là sử dụng những hình ảnh nguyên bản – nếu bạn có copy một hình ảnh từ trên mạng và không biết chắc chắn nguồn gốc của nó, bạn có thể sử dụng Google Image Search hoặc Tineye để dò ra “tung tích” của hình ảnh đó và ghi rõ nguồn. Bởi bạn có thể bị gắn cờ của Google nếu bị phát hiện là lấy ảnh khi không được cho phép.
Một hình ảnh được tối ưu hóa còn phải bao gồm ALT text với các thẻ hình ảnh khác, đoạn text phải cực kỳ ngắn gọn, có thể chứa từ khóa địa phương có liên quan đến doanh nghiệp của bạn và cũng đáp ứng được việc mô tả được hình ảnh đang nói về cái gì.
Hình ảnh đôi khi gắn liên kết tới các trang cần thiết, nhưng trong trường hợp đó đường link phải được cấu hình gọn gàng và URL cũng phải chứa từ khóa.
Còn rất nhiều những tối ưu hóa bổ sung dành cho hình ảnh, bạn có thể tham khảo trong bài viết: “Sử dụng hình ảnh cho Local SEO”. Bạn thậm chí còn có thể tiến một bước xa hơn đó là định vị địa điểm bằng hình ảnh thông qua việc chỉnh sửa dữ liệu Meta EXIF.
11. Tốc độ tải của trang chủ
Google xác nhận rằng thứ hạng website có thể bị ảnh hưởng bởi tốc độ tải trang xuất hiện trong mỗi trình duyệt web của người sử dụng, chính vì vậy, bạn nên kiểm tra định kỳ bằng cách sử dụng các công cụ độc lập.
Mặc dù không ảnh hưởng quá nặng nề đến kết quả tìm kiếm nhưng việc cải thiện tốc độ load trang sẽ mang lại trải nghiệm tốt cho người sử dụng.
Bạn có thể sử dụng công cụ PageSpeed Insights của Google, và sau đó xem xét những gợi ý làm sao để có thể tăng tối đa tốc độ tải trang.
12. Phân tích tín hiệu Mạng xã hội trên trang chủ
Kiểm tra xem liệu các liên kết dẫn tới các hồ sơ mạng xã hội đã thực sự chính xác hay chưa. Bản thân tôi đã từng phải làm việc với nhiều doanh nghiệp gặp rắc rối trong việc chỉnh sửa các liên kết mạng xã hội theo một cách nào đó.
Nếu trang chủ của bạn không có sự hiện diện của tín hiệu mạng xã hội thì bạn thực sự cần những tích hợp này để xúc tiến và mở rộng thương hiệu trực tuyến của bạn. Thậm chí cho dù những người follower hoặc like không nhiều cho lắm nhưng số lượng ấy cũng rất quan trọng và giá trị cho website của bạn.
Đối với những người không có bất kỳ tài khoản truyền thông xã hội nào, không nên có các biểu tượng cho Facebook, Twitter, Pinterest, Instagram và Google+ trên trang chủ hoặc các trang khác trên trang web.
Khá nhiều các themes thiết kế dành cho WordPress có sẵn các biểu tượng truyền thông – và đôi khi các doanh nghiệp lại không biết làm cách nào để chỉnh sửa và đưa các đường link vào hoặc gỡ bỏ nó đi – hoặc họ thiết kế để phục vụ cho một kế hoạch nào đó nhưng cuối cùng lại không dùng đến.
Thậm chí còn tồi tệ, tôi đã nhìn thấy khá nhiều trường hợp những người thiết kế không kiểm tra lại những liên kết này, và họ đã thực hiện lỗi type, chính tả cơ bản mà dường như không ai để ý tới. Liên kết bị hỏng trong liên kết tới mạng xã hội sẽ để lại ấn tượng rất xấu trong mắt độc giả/khách hàng.
Lời kết
Danh sách được liệt kê ở phía trên không phải là tổng hợp tất cả nhưng nó vẫn được coi là khởi đầu tốt để xem xét những khía cạnh quan trọng nhất giúp website của bạn có được thứ hạng cao trên bảng xếp hạng địa phương, cũng như tìm kiếm tự nhiên. Hãy chia sẻ cho chúng tôi suy nghĩ và phương pháp của chính bạn ngay bên dưới!